Nét đẹp lao động của làng nghề truyền thống

Kỉ niệm 48 năm ngày đất nước giải phóng 30/4 và 137 năm ngày quốc tế lao động 1/5

Đây là một trong dịp lễ lớn của người dân Việt Nam trong thời kì hòa bình của đất nước. Sau bao nhiêu năm chiến đấu anh dũng và thương đau, chiến thắng đã thuộc về chính nghĩa với một chân lý “Không có gì quý hơn Độc lập – Tự do”.

Xe tăng quân Giải phóng chiếm phủ Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, trưa 30/4/1975. Ảnh: Mai Hưởng – TTXVN

Những hình ảnh cuối cùng khép lại cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lá cờ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tung bay trên nóc phủ Tổng thống ngụy quyền. Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã giành toàn thắng thể hiện rõ bản lĩnh, ý chí của người Việt Nam, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù xâm lược.

Tiếp sau ngày 30/4 là kỉ niệm ngày quốc tế lao động 1/5. Hằng năm, ngày Quốc tế Lao động 1/5 đã trở thành ngày Lễ tại nhiều quốc gia trên thế giới, dành để tôn vinh lao động và gây dựng đoàn kết lao động trên thế giới; là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Quốc tế lao động là dịp để tri ân những thành tựu tốt đẹp con người trong công tác làm việc ở tất cả các ngành nghề nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng.

Nhà Ngoại muốn gửi lời tri ân tới những con người lao động ở các làng nghề thủ công đặc biệt là ngành gốm. 

Làng nghề gốm – giá trị truyền thống của một trong những làng nghề thủ công 

Nghề gốm không phải một nghề xa lạ đối với mọi người hiện nay. Gốm Việt Nam có một lịch sử lâu đời trải dài từ hàng nghìn năm trước đây, bao gồm một thời gian dài trước thời kỳ Bắc thuộc thông qua chứng cứ khảo cổ học. Bề mặt ngói ống bằng gốm được tìm thấy tại khu di tích Thành Cổ Loa, có niên đại khoảng những năm 212-154 TCN. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Việt Nam.

Dưới thời Pháp thuộc, Nghề gốm sứ ở Trung Kỳ không vùng nào là không có nghề gốm và thợ làm gốm, trong đó nổi tiếng nhất là gốm sứ “xanh”, gốm tráng men ở Huế, Bình Định, Phan Thiết; gốm đất nung, chủ yếu là nồi đất các loại, dân gian quen gọi “nồi Nghệ” hay “nồi Bồng”, “nồi chợ Bộng” ở làng Viên Sơn, thuộc huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, kỹ thuật sản xuất gốm ở Trung Kỳ có nhiều tiến bộ. Hình dáng và cách thức xây lò nung gốm được cải tiến, mẫu mã đẹp hơn. Các sản phẩm đồ sứ giai đoạn này đều có sự tiếp thu, kế thừa kinh nghiệm của các cơ sở sản xuất trong nước cũng như từ nước ngoài qua các hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Pháp. 

làng gốm thủ công

 Ở Miền Nam, từ cuối thế kỷ XVII gốm hàng hóa đã xuất hiện ở vùng đất Sài Gòn, Biên Hòa, Thủ Dầu Một và nhiều thương lái nước ngoài như Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia đã đến mua hàng. Tại Đồng Nai, cả một vùng từ Hiệp Hòa, Tân Bửu tới Hòa An, Bửu Hòa, Tân Vạn, Tam Hiệp, Long Bình,… của Biên Hòa, ở đây có rất nhiều lò gạch ngói, lò lu, lò chén đĩa. Vùng Lái Thiêu, Thủ Dầu Một cũng là nơi có nhiều lò sản xuất lu, khạp, chậu kiểng, bình bông, đôn, chén, bát,… Từ năm 1901 khi Trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa (nay là Trường Cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai) đã đào tạo mỹ nghệ gốm, tại đây học sinh được hướng dẫn nhiều bí quyết và nghệ thuật mới trong các khâu luyện đất, nung lò, tô màu, tráng men và vẽ các họa tiết đặc trưng trên gốm miền Nam; nhà trường đưa ra phương pháp chế tạo loại men đặc sản bằng nguyên liệu trong nước mang nét đặt trưng của dòng gốm Nam Bộ, cải tiến hình dáng sản phẩm gốm. Từ đó, ngành gốm mỹ thuật và trang trí ra đời, biểu hiện mối tương tác giữa các yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong sản phẩm gốm Nam Bộ.

gốm miền nam

Trong niêm vui hân hoan của ngày quốc tế lao động, những làng nghề gốm vẫn được những giá trị của mình trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa. Các giá trị mỹ thuật Việt Nam được lưu giữ cho tới ngày nay tạo nên nổi bật cho ngành thủ công nước nhà. Sự tận tụy và đam mê với nghề đã tạo ra những giá trị cốt lỗi cho họ. Đó là một giá trị tinh thần vô giá bởi những con người lao động mỹ nghệ Nam Bộ

Nhà của Ngoại mong muốn lưu giữ và phát triển những làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam lâu đời. Đưa những giá trị cốt lõi của ngành gốm truyền thống đến với mọi người trên đất nước Việt Nam. Trong dịp đại lễ lớn của đất nước, chúng tôi muốn truyền tải những giá trị tốt đẹp trong lao động để mọi người hiểu và yêu quý các ngành nghề truyền thống. Đâu đó trong đất nước Việt Nam, vẫn có những con người hằng ngày say mê và tiếp lửa cho những nét đẹp văn hóa nghệ thuật.

Nhà của Ngoại gửi lời cảm ơn đến những giá trị họ mang lại. Mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm đều chứa đựng những câu chuyện tốt đẹp. Chúng tôi phát triển và xây dựng những nét đẹp truyền trên từng sản phẩm gốm Việt đem đến sự mộc mạc trữ tình đến mọi người trong nước Việt Nam và Quốc Tế. Mong muốn xây dựng và sẽ luôn gìn giữ những giá trị tốt đẹp đó.

 Xem thêm các vài viết khác tại: https://nhacuangoai.vn/blog/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.