Hình ảnh chú lợn trong tranh Việt Nam
Hình ảnh lợn xuất hiện nhiều và phổ biến trong dòng tranh dân gian Việt Nam. Khi nhắc đến những bức tranh vẽ về lợn nổi tiếng nhất là các bức tranh Đông Hồ. Dễ hiểu là vì tranh Đông Hồ là dòng tranh nổi tiếng còn tồn tại đến ngày nay, trong khi các dòng tranh khác ít nhiều mai một và biến mất. Con lợn trong tranh Đông Hồ là một trong những con lợn tạo hình đẹp nhất, có lẽ vì Đông Hồ là làng tranh giữa một vùng quê, nên đã có cái nhìn đẹp như vậy về một con vật nuôi tượng trưng cho ấm no, sung túc.

Tuy vậy, hình ảnh chú lợn vẫn còn xuất hiện trong một dòng tranh nổi tiếng khác của Việt Nam. Những bức tranh kim hoàng vẽ lợn cũng là một trong những biểu tượng đặc sắc của mỹ thuật thể hiện được hình ảnh mộc mạc, phóng khoáng của một con vật nuôi quen thuộc của người dân làng quê.

Heo trong tranh kim hoàng
Tranh Kim Hoàng là tên thường gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá mạnh từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 của làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội.

Thế kỷ 19, tranh Kim Hoàng phát triển mạnh, nhưng rồi bắt đầu bị thất truyền từ một thiên tai lũ lụt năm 1915, khi làng mạc từ Phùng đến Cầu Giấy bị ngập trắng, nhiều ván in tranh của làng bị cuốn trôi. Đến năm 1945 thì tranh hoàn toàn không còn được sản xuất nữa. Ngày nay, chỉ còn một vài ván in của dòng tranh này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Chủ đề tranh Kim Hoàng cũng giống như tranh Đông Hồ, có những chủ đề quen thuộc với đời sống người dân nông thôn như tranh gà, tranh lợn, tranh ông Công ông Táo, tranh cuộc sống đồng quê… Tranh Kim Hoàng cũng có những thể loại như tranh Tết, tranh thờ… đáp ứng được những nhu cầu đa dạng, từ trang hoàng nhà cửa nhân dịp Tết đến Xuân về, cầu cho phúc lộc đầy nhà, cho đến xua đuổi tà ma, giữ nhà yên ấm. Một trong những hình ảnh đặc biệt trong tranh là hình ảnh con lợn.
Màu sắc của tranh Kim Hoàng thường dùng mực tàu và các loại màu sắc có nguồn gốc tự nhiên, được trộn với chất kết dính là keo da trâu, khác với tranh Đông Hồ là dùng hồ nếp. Màu trắng tạo ra từ thạch cao, phấn nghiền nhuyễn trộn với nước, màu xanh chàm từ mực tàu hoà với nước chàm, màu đỏ lấy từ son, màu đen từ tro rơm rạ, màu xanh từ gỉ đồng, màu vàng từ nước ép của cây dành dành. Màu sắc của tranh Kim Hoàng tươi tắn, rực rỡ và ấn tượng với những màu như đỏ hiên, đỏ điều, đỏ sen, vàng yến, qua thời gian vẫn giữ gìn được lâu bền sắc thắm buổi ban đầu, đặc biệt phù hợp với dòng tranh Tết.
Những bức tranh Kim hoàng về lợn mô tả tạo hình con lợn phóng túng hơn và ít chiều theo sự mô phỏng tự nhiên hơn. Hình tượng con lợn được cách điệu nhiều hơn, với nét vẽ tay phóng khoáng; cái mũi với hai lỗ mũi đã biến mất, thay vào đó là một hình dáng như một họa tiết mây trong vốn cổ. Cái tai được vẽ với một họa tiết hình xoắn ốc với các nét phẩy bút song song hướng về phía sau, khác hẳn với các chi tiết về cấu tạo như tranh lợn Đông Hồ; đây cũng là điểm đặc trưng nổi bật giúp mọi người nhận ra heo Kim Hoàng. Ta cũng không thấy xoáy âm dương xuất hiện trên bụng lợn như trong tranh Đông Hồ, thay vào đó là các nét vẽ dọc thân để làm nhịp của hình thêm vui.

Lợn Kim Hoàng tại Nhà của Ngoại
Lợn Kim Hoàng bách hoa là một trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ trang trí được yêu thích tại Nhà của Ngoại. Lợn là linh vật mang ý nghĩa may mắn, sung túc, mang tới ấm no hạnh phúc cho gia đình Việt. Các chú lợn tại nhà của Ngoại được thiết kế dựa trên tạo hình của chú lợn trong bức tranh kim hoàng, là sự kết hợp giữa nghệ thuật khắc chìm của nghề gốm Biên Hoà và tạo hình nổi bật của lợn trong tranh Kim Hoàng thể hiện những giá trị mỹ thuật độc đáo đồng thời mang đến ý nghĩa tài lộc cho mọi người.
Khắc họa dựa trên hình tượng lợn đó, các chi tiết trên chú lợn Kim Hoàng nhà của Ngoại có thêm sự độc đáo của các chi tiết bách hoa trên thân sản phẩm. Lợn Kim Hoàng được chấm men với đa dạng màu sắc phù hợp với nhiều không gian trang trí. Do là sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nên những nét vẽ, khắc chìm hay chấm men đều tạo ra một nét riêng biệt cho từng sản phẩm.
Sản phẩm được dùng để trang trí trong với ý nghĩa tài lộc, cầu may mắn ấm no và hạnh phúc thích hợp với nhiều cách bố trí cho không gian của bạn. Sản phẩm hiện được trưng bày tại tiệm gốm Nhà của Ngoại, địa chỉ tại số 79 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, HCM.
Xem thêm các vài viết khác tại: https://nhacuangoai.vn/blog/
DANH MỤC SẢN PHẨM
Artwork trang trí
38 Sản phẩm
Bình hoa
17 Sản phẩm
Đôn gốm
4 Sản phẩm
Gốm Hương Canh
3 Sản phẩm
Hộp quà tặng Tết 2024
6 Sản phẩm
Thú gốm trang trí
33 Sản phẩm
Vật dụng nhà bếp
3 Sản phẩm